Căn cứ Kế hoạch 05/KH-UBDTSĐBSHP năm 2025 ban hành vào ngày 05 tháng 5 năm 2025 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (sau đây gọi tắt là Dự thảo) và đề xuất của Bộ Tư pháp tại Công văn 2360/BTP-PLHSHC ngày 28 tháng 4 năm 2025 về triển khai nhiệm vụ tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo. Ngày 06 tháng 5 năm 2025, Văn phòng chính phủ ban hành Công văn 3883/VPCP-PL về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Theo đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 2188/BGDĐT-PC ngày 08/5/2025 của về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Thực hiện các văn bản trên, Trường Đại học Cần Thơ đã đã xây dựng Kế hoạch số 1521/KH-ĐHCT ngày 13/5/2025 về việc tổ chức lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Toàn thể viên chức, người lao động, người học, các đơn vị có thể tiến hành góp ý đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 bằng các cách:
- Gửi góp ý theo đơn vị của Trường Đại học Cần Thơ;
- Gửi trực tiếp đến Phòng Thanh tra - Pháp chế qua hệ thống eOffice hoặc gửi đến email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. (đính kèm Mẫu góp ý cá nhân).
Thời hạn đến hết ngày 19 tháng 5 năm 2025.
- Góp ý qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội tại link:
- Góp ý qua Cổng thông tin điện tử Chính phụ tại link:
- Ngoài ra hiện nay, Bộ Công an đã triển khai “ Tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VneID”, theo các bước cụ thể:
Bước 1: Truy cập ứng dụng VNeID và đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Bước 2: Tại trang chủ, nhấn chọn tiện ích: “Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên VNeID”.
Bước 3: Nhấn chọn tài liệu “Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013”.
Bước 4: Nhấn chọn “Đọc” để xem chi tiết những thay đổi trong Hiến pháp.
Bước 5: Tại màn hình nội dung Hiến pháp, người dân có thể đọc, tham gia góp ý hoặc chọn sửa đổi, bổ sung các Điều, khoản khác.
Bước 6:
- Nếu người dân chọn “Không tán thành”, cần phải nhập nội dung góp ý phía dưới.
- Nếu chọn “Tán thành” và nhấn “Gửi”, hệ thống sẽ hiển thị thông báo xác nhận đã gửi góp ý.
Bước 7: Nhập chức vụ/học vị và nhấn “Gửi” để hoàn thành góp ý.
(Hướng dẫn sử dụng tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VneID, ảnh: Sưu tầm)
Dự thảo Nghị quyết dự kiến sửa đổi 8 điều gồm Điều 9, 10 (thuộc Chương 1 về chế độ chính trị), Điều 84 (thuộc Chương V về Quốc hội); các Điều 110, 111, 112, 114, 115 (thuộc Chương 9 về chính quyền địa phương bao gồm những nội dung quan trọng như tổ chức lại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, điều chỉnh mô hình chính quyền địa phương từ 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) sang 02 cấp (tỉnh, xã) và xác định rõ vai trò của Công đoàn Việt Nam trong quan hệ lao động.
Việc sửa đổi Hiến pháp giúp các cấp chính quyền giảm bớt thủ tục hành chính, nâng cao tính chuyên nghiệp, đảm bảo thống nhất trong hoạt động. Nâng cao hiệu quả quyền giám sát và phản biện xã hội của nhân dân, giúp nhân dân tham gia sâu hơn vào quá trình quản lý nhà nước. Đồng thời, dự thảo Nghị quyết còn áp dụng cơ chế chuyển tiếp để đảm bảo quá trình sắp xếp lại bộ máy nhà nước diễn ra đồng bộ, không gây gián đoạn đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức./.
Đính kèm các văn bản: